Bất động sản công nghiệp đón làn sóng đầu tư mới không chỉ tạo ra việc làm cho lao động mà còn mở ra nhiều cơ hội cho ngành dịch vụ, thương mại phụ trợ khu công nghiệp phát triển.
Triển vọng BĐS công nghiệp Việt Nam 2021
2020 là một năm ấn tượng của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vẫn gia tăng tích cực bất chấp tình hình dịch bệnh. Theo số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 thu hút FDI của Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD và có gần 300 doanh nghiệp nước ngoài có kế hoạch mở rộng đầu tư/đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam.
Liên tục đón những làn sóng đầu tư mới, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê đất tại các khu công nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Xây Dựng, tỷ lệ lập đầy bình quân tại các khu công nghiệp của bốn tỉnh và thành phố công nghiệp trọng điểm miền Nam đạt khoảng 84,5%. Mức giá chào thuê đất tăng từ 20% đến 30% so với cùng kỳ năm 2019.
Tại miền Bắc, các khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đạt tỉ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%. Giá thuê cũng tăng từ 20% đến 30% so với năm trước.
Bộ Xây Dựng đánh giá bất động sản công nghiệp tiếp tục sẽ là điểm sáng của thị trường trong năm 2021 bởi nhiều nguyên nhân như: Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực; kế hoạch dịch chuyển từ Trung Quốc của nhiều Tập đoàn đa quốc gia và một trong những điểm đến là Việt Nam. Cùng với đó việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao cũng là lực kéo quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, sự phát triển nóng của bất động sản công nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn như thiếu hụt lao động, hạn chế điều kiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho khu công nghiệp. Vì thế, các chuyên gia lưu ý, để bất động sản công nghiệp phát triển bền vững cần tăng nguồn cung cũng như chất lượng lao động và phát triển song song các dịch vụ phụ trợ, đảm bảo chất lượng sống cho lao động tại khu công nghiệp.
Và “thời” của bất động sản phụ trợ khu công nghiệp
Hiện nay, mỗi khu công nghiệp tại Việt Nam đang có hàng nghìn lao động từ công nhân cho đến các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước sinh sống, làm việc, mở ra tiềm năng rất lớn cho các dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, không phải khu công nghiệp nào cũng được quy hoạch để có diện tích cho khu dịch vụ phụ trợ.
Theo ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, để phát triển bền vững bất động sản công nghiệp thì không chỉ đơn thuần là cho thuê đất hay xây nhà xưởng rồi cho thuê nữa, mà phải hướng tới đô thị công nghiệp. Cụ thể, đó phải là một khu công nghiệp khép kín, có đầy đủ cơ sở hạ tầng xã hội như nơi ở, khu dịch vụ thương mại, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển thành công mô hình này, như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức… Tại Việt Nam, một số chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo thành tổng thể một KCN, đô thị, dịch vụ, như: KCN đô thị dịch vụ VSIP tại Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ngãi…Một số KCN đang chuyển hướng và xây dựng theo mô hình này như KCN Rạng Đông – Nam Định, KCN Yên Phong – Bắc Ninh, KCN Quang Minh…
Được phát triển nhằm giải quyết bài toán về nhu cầu chỗ ở, và các dịch vụ thiết yếu cho lao động tại khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh, tới đây dự án Korea Town sẽ được ra mắt nhà đầu tư với tổ hợp shop thương mại, căn hộ dịch vụ cao cấp và các công trình phụ trợ như: Bãi đỗ xe, công viên…
Được biết dự án này có quy mô 37,028.6 m2, tọa lạc ngay giữa khu công nghiệp Yên Phong và khu công nghiệp Yên Phong mở rộng, chỉ cách nhà máy Samsung Bắc Ninh chưa đến 1 km.
Với những tiềm năng phát triển cực lớn, được đầu tư và xây dựng một cách hiện đại, bài bản. Korea Town hứa hẹn sẽ là nơi lý tưởng để những cán bộ công nhân và kỹ sư tại KCN Yên Phong tận hưởng trọn vẹn những cảm xúc thư thái với chuỗi dịch vụ đủ đầy, trở thành khu đô thị kế cận KCN đáng sống và đáng để đầu tư.