Công ty bất động sản “diễn tuồng” sốt đất, sẽ bị xử phạt thế nào?

Một công ty bất động sản có trụ sở ở Bình Dương đã đến Bình Phước “làm tuồng sốt đất” gây xôn xao dự luận. Ngành chức năng cho biết sẽ vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm.

Ngày 21/2, mạng xã hội xôn xao clip ghi cảnh lãnh đạo và nhân viên công ty bất động sản liên tục chạy, chốt giá đất nền, tạo cơn sốt đất.

Clip dài khoảng 4 phút ghi lại ở một bãi đất trống, bên cạnh con đường có hàng chục chiếc ô tô đang đậu. Một số nhân viên của công ty bất động sản mặc vest cầm cặp da và sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) chạy đi chạy lại thông báo chốt cọc với một MC.

Đoạn clip được chia sẻ và lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng không gian mạng. Nhiều người cho rằng sau Tết đất bỗng dưng sốt. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư bất động sản nhận định, đây chỉ là chiêu trò dàn dựng, làm thị trường ảo. Mục đích của việc này đưa thông tin không đúng sự thật về lô đất nhằm thổi giá, tìm khách hàng nhẹ dạ cả tin. “Chẳng có lô đất nào được đặt cọc thật đâu, người đặt cọc đều là diễn viên”, một nhà đầu tư bất động sản nói.

Theo tìm hiểu, khu đất được dựng rạp rao bán trên thuộc tổ 5, ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Công ty bất động sản có trụ sở tại tỉnh Bình Dương là đơn vị “diễn tuồng”.

Liên quan đến vụ việc trên, đại diện lãnh đạo UBND huyện Lộc Ninh cho biết, huyện đã yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Cũng theo vị này, khu đất xuất hiện trong clip lan truyền trên mạng không thuộc dự án bất động sản nào được phép giao dịch.

Nhân viên công ty bất động sản liên tục từ khu lều bạt chạy đến chỗ MC nói “lô 4, lô 5, lô 13, lô 19, 29… khách đặt cọc rồi nhé”. Sau đó MC thông báo lại lên loa lô đã chốt cọc trong tiếng nhạc inh ỏi.Thời gian qua, một số công ty bất động sản đã “diễn tuồng” sốt đất để lừa dối khách hàng mua đất của họ nhằm thu lợi bất chính, thậm chí bán đất không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Luật sư cho hỏi, vậy các công ty bất động sản này có bị xử phạt hay không? Nếu bị phạt thì mức phạt cụ thể là như thế nào? Tôi cảm ơn! (Duy Thanh)

Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh tư vấn như sau:

Khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 nghiêm cấm hành vi gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản; kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện. Do đó, đối với công ty bất động sản có hành vi “diễn tuồng” về việc sốt đất ảo (trên thực tế không có việc sốt đất), bán đất không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo điểm b khoản 3 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 28/01/2022), công ty bất động sản không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng.

Thứ hai, theo điểm a khoản 3 Điều 58 Nghị định 16/2022, công ty bất động sản kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng.

Thứ ba, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Tái phạm nguy hiểm;đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Compare listings

So sánh