Tài chính hơn 1 tỷ đồng: Lựa chọn đầu tư chung cư hay văn phòng?

Khi đầu tư, cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan và đánh giá tỷ suất sinh lợi trong tương lai để đảm bảo tối ưu được tài chính và đạt được mục tiêu.

Với tài chính hơn 1 tỷ đồng, người đầu tư cũng có không ít lựa chọn để sinh lời, trong đó căn hộ chung cư và văn phòng được coi là hai lựa chọn phổ biến.

Khi đầu tư căn hộ chung cư, bạn sẽ sở hữu một tài sản nhà ở. Nếu mục tiêu của bạn là đảm bảo chỗ ở ổn định hoặc cho thuê căn hộ để tạo nguồn thu thụ động, căn hộ chung cư sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý giá trị căn hộ có thể biến động trong thị trường bất động sản và bạn phải theo dõi tình hình để đưa ra quyết định đúng đắn.

Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như vị trí, tiện ích xung quanh, tiềm năng tăng trưởng của khu vực, pháp lý và quy định về cho thuê, và quản lý tài sản. Nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, tìm hiểu và tư vấn từ các chuyên gia là rất cần thiết.

Hiệu quả đầu tư

Hiệu quả đầu tư được đo bằng tỷ suất sinh lợi. Thông thường, cho thuê văn phòng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn so với căn hộ chung cư. Tuy nhiên, cần xem xét các yếu tố khác như vị trí, tiềm năng tăng giá của căn hộ chung cư để đánh giá tổng thể hiệu quả.

Xét ở góc độ dòng tiền, với chi phí sử dụng vốn 142 triệu đồng một năm, giá cho thuê phải đạt ít nhất 14,2 triệu đồng mỗi tháng mới hòa vốn (thu nhập bằng 10 tháng doanh thu). Nếu bạn cho thuê được 15-20 triệu đồng là có lời, còn nếu chỉ được 9-12 triệu đồng mỗi tháng là đang “lỗ trong âm thầm mà không biết”.

Do đó, bạn cần tính toán kỹ về tỷ suất lợi nhuận đầu tư cho thuê officetel và ưu, nhược điểm của loại hình này trước khi quyết định xuống tiền. Nếu muốn vừa khai thác cho thuê vừa dùng cho mục đích ở thực, bạn nên cân nhắc phương án tích lũy thêm nguồn vốn sẵn có để mua căn hộ sở hữu lâu dài. Trong trường hợp gia đình có thêm thành viên, bạn muốn mở rộng không gian sống, khả năng thanh khoản của căn hộ thương mại cũng dễ dàng hơn.

Thị trường bất động sản có thể biến động và tùy thuộc vào vị trí và khu vực. Văn phòng có xu hướng ít biến động hơn và cho thuê ổn định hơn so với căn hộ chung cư. Tuy nhiên, khu vực có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản.

Căn hộ chung cư có thể phục vụ mục tiêu ở hoặc cho thuê và có môi trường cư dân tốt. Văn phòng phục vụ các hoạt động kinh doanh có thể thu nhập ổn định nhưng phụ thuộc vào nguồn thuê và thị trường kinh doanh.

Rủi ro tài chính

Cả văn phòng và căn hộ chung cư đều có thể chịu ảnh hưởng của biến động thị trường bất động sản. Tuy nhiên, căn hộ chung cư có thể ít chịu biến động hơn vì nhu cầu ở luôn tồn tại và thường ổn định hơn so với nhu cầu thuê văn phòng.

Vị trí và khu vực có thể ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tài chính của đầu tư. Vị trí tốt và khu vực có tiềm năng phát triển cao có thể giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng tăng giá đối với cả 2 loại hình.

Thị trường cho thuê văn phòng có thể có rủi ro hơn so với thị trường cho thuê căn hộ chung cư. Việc tìm khách hàng thuê văn phòng có thể mất nhiều thời gian và công sức hơn so với việc tìm khách thuê căn hộ chung cư.

Đầu tư vào văn phòng yêu cầu quản lý và theo dõi tài sản cần chặt chẽ hơn. Nếu không có khả năng quản lý hoặc không muốn đầu tư thời gian và công sức vào quản lý, căn hộ chung cư có thể có ít rủi ro hơn do việc quản lý và bảo trì thường được chịu trách nhiệm bởi công ty quản lý chung cư.

Căn hộ bình dân giá dưới 25 triệu đồng/m2 mất hút trên thị trường

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), quý II/2023, thị trường hầu như không có căn hộ bình dân mức giá dưới 25 triệu đồng/m2.

Báo cáo cũng chỉ ra tổng nguồn cung căn hộ chung cư bình dân giảm 98% so với năm 2019; căn hộ chung cư có mức giá xung quanh 25 triệu đồng/m2 chỉ có tại một số ít dự án nhà ở thương mại tại khu vực xa trung tâm các thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại các đô thị loại I trở xuống.

Quý II/2023, cả nước ghi nhận hơn 200 dự án nhà ở đang mở bán, hầu hết là dự án trong các giai đoạn tiếp theo. Theo đó, nguồn cung ra thị trường khoảng 20.000 sản phẩm. Về cơ cấu nguồn cung, phần lớn vẫn là các sản phẩm thấp tầng, đất nền, chiếm 53% tổng lượng cung nhà ở cả nước. Nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở thị trường khu vực Tây Nam Bộ, chiếm 44% cả nước.

Trong đó, phân khúc căn hộ trung cấp có giá dao động 25 – 50 triệu đồng/m2 và cao cấp 50 – 80 triệu đồng/m2, tiếp tục dẫn đầu nguồn cung căn hộ mới trong quý, chiếm lần lượt 53% và 34% tổng nguồn cung căn hộ đang mở bán.

Về lượng tiêu thụ, trong quý II đạt khoảng 3.704 giao dịch, xấp xỉ 18% tổng cung mở bán mới, tuy chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng hơn 30% so với quý I.

VARS đánh giá, lượng giao dịch phục hồi nhẹ trước hàng loạt các biện pháp hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ và động thái giảm lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng. Trong đó, 80% lượng giao dịch là căn hộ chung cư có pháp lý “sạch”, phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín. Sức cầu phát sinh từ cả các khách hàng mua phục vụ nhu cầu ở thực và cả khách mua có nhu cầu đầu tư.

“Lượng giao dịch chỉ có thể bật tăng nếu nguồn cung trên thị trường được cải thiện với nhiều sản phẩm đa dạng hơn. Tình trạng mua bán đất thổ cư trong dân phục hồi khá yếu và không diễn ra đồng loạt. Lượng giao dịch ghi nhận tại phân khúc thấp tầng, đất nền, căn hộ sang trọng, căn hộ cao cấp, chung cư trung cấp, chung cư bình dân chiếm lần lượt 18%; 6%; 40%; 35% và 1%”, VARS thông tin.

Theo VARS, trong quý vừa qua, chủ đầu tư tiếp tục áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho cả người mua nhà và đại lý phân phối như chi trước chi phí marketing, truyền thông cho đại lý, giảm số tiền nhận giữ chỗ, kéo dài thời gian thanh toán. Đáng chú ý, chính sách nhận nhà sớm chỉ cần thanh toán 30 – 40% giá trị, trong khi trước đây phải là 95%. Ngoài ra, các chủ đầu tư còn tăng chiết khấu, phương thức thanh toán hấp dẫn, đặc biệt với khách hàng sử dụng tiền mặt. Một số dự án chung cư được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, chào thị trường với chính sách ưu đãi đột phá ghi nhận lượng booking lớn, “thắp sáng bức tranh” của thị trường.

Giá chung cư vẫn cao

VARS cho biết, giá nhà chung cư ở các thành phố lớn tiếp tục ghi nhận ở ngưỡng cao do các dự án mới mở bán chủ yếu là dự án cao cấp, trung bình 52 triệu đồng/m2 tại Hà Nội, tăng 1,46% so với quý I và 67 triệu đồng/m2 tại TP.HCM, giảm 4,6%.

Trong khi đó, giá bất động sản nhà ở thứ cấp, đặc biệt là sản phẩm đất nền trong dân, có sự phân hóa theo phân khúc. Dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu thực, có giá dưới 2 tỷ đồng/sản phẩm ghi nhận mức giá tăng khoảng 5-7% so với quý trước, một số khu vực ghi nhận hàng trăm giao dịch thành công. Phân khúc căn hộ chung cư tiếp tục tăng cao với nhu cầu thuê, mua tăng vọt, nhất là ở phân khúc bình dân và trung cấp.

Trong khi các sản phẩm cao cấp, đầu tư giá tiếp tục có sự điều chỉnh giảm, 20 – 30% so với đỉnh sốt với tốc độ thanh khoản chậm, đây vẫn là mức giá “cắt lãi” khi mua trực tiếp từ chủ đầu tư của các nhà đầu tư trung, dài hạn.

Dự báo về thị trường nhà ở, VARS cho biết, nguồn cung sẽ được cải thiện dần và rõ nét hơn từ quý III, dự kiến có 28.000 sản phẩm trong quý III và trên 30.000 sản phẩm trong quý IV được đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, thị trường sẽ dần ổn định, cùng với niềm tin của khách hàng được củng cố, nguồn hàng được cải thiện sẽ giúp làm tăng lực cầu bất động sản nhà ở.

Về giá bán, phân khúc chung cư trung cấp dự kiến sẽ vẫn trên đà tăng nhẹ, còn phân khúc cao cấp có xu hướng đi ngang nhưng dễ thở hơn nhờ các chính sách ưu đãi từ phía chủ đầu tư. Phân khúc đất nền và biệt thự/liền kề/shophouse trên thị trường thứ cấp tiếp tục giảm nhẹ, song sẽ dần ổn định vào cuối quý III.

Về giao dịch, VARS cho rằng sẽ tiếp tục đà tăng và dễ đạt kết quả ấn tượng vào khoảng giữa hoặc cuối quý IV, khi nguồn cung được cải thiện, niềm tin vào thị trường của khách hàng vực dậy.

Theo Cafebiz

Bất động sản công nghiệp và logistic sẽ “lên ngôi” năm 2022

Theo Colliers, bất động sản công nghiệp và logistics tại châu Á sẽ được “săn đón” nhiều nhất trong năm 2022 do niềm tin vào sự chuyển đổi mạnh mẽ trên quy mô lớn của kinh tế khu vực.

Colliers vừa công bố báo cáo tầm nhìn đầu tư toàn cầu 2022, sau cuộc khảo sát quy mô với sự tham gia của hơn 300 nhà đầu tư khắp toàn cầu, được đích thân các giám đốc khu vực của Colliers tiến hành thông qua hình thức phỏng vấn chuyên sâu.

Colliers nhận định, bất động sản văn phòng tại các thành phố lớn như London, New York, Tokyo hay Sydney tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và nhu cầu sẽ tăng lên đáng kể trong năm tới.

Văn phòng tại các khu trung tâm sẽ là ưu tiên của các nhà đầu tư quốc tế với khoảng 60% trong số họ tuyên bố rõ ưu tiên đầu tư với loại hình tài sản này. Trong khi đó, bất động sản công nghiệp và logistic sẽ là danh mục được “khao khát” nhất.

Theo Colliers, sức hấp dẫn của phân khúc văn phòng không chỉ đến từ việc giới đầu tư nhận thấy rằng nhu cầu vẫn rất cao, nhất là ở các thành phố với cơ sở hạ tầng phát triển, mà còn đến từ khả năng ít phải tốn thêm nhiều chi phí khác khi sở hữu bất động sản văn phòng.

Việc chi phí xây dựng gia tăng, với khoảng hơn 80% nhà đầu tư thừa nhận rằng đây là vấn đề gây “đau đầu”, sẽ hạn chế việc xây mới, cải tạo, bảo dưỡng và tình trạng này sẽ khiến cho nhu cầu về bất động sản văn phòng gia tăng.

Colliers cho rằng năm 2022 sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho hoạt động đầu tư bất động sản tại châu Á – Thái Bình Dương khi vốn đầu tư quốc tế gia tăng cùng với tâm lý lạc quan trở lại sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư bất động sản trong khu vực.

Khắp nơi tại châu Á, các nhà đầu tư đã và đang chuẩn bị để hiện thực hóa nhiều kế hoạch tham vọng của họ vốn đã bị đình hoãn bởi đại dịch COVID-19. Vốn đầu tư quốc tế nhiều khả năng đang quay trở lại khi mà du lịch và nhiều hoạt động kinh tế khác dần hồi phục.

Ông Terence Tang, Giám đốc dịch vụ Đầu tư và Thị trường vốn châu Á của Colliers nhận định: “Sự lạc quan khắp châu Á đang dần lớn hơn và các nhà đầu tư đang hết sức mong muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Số lượng giao dịch đang dần quay trở lại mức trước khi dịch COVID-19 xảy ra”.

Trong khi đó, bất động sản công nghiệp và logistics tại châu Á sẽ được “săn đón” nhiều nhất khi mà hơn 20% nhà đầu tư dự báo sẽ có thể thu về 10-20% lợi nhuận trong năm 2022 do niềm tin vào sự chuyển đổi mạnh mẽ trên quy mô lớn của kinh tế khu vực.

Các loại tàu sản xây với mục đích cho thuê (built-to-rent – BTR) cũng sẽ được giới đầu tư tìm kiếm nhiều hơn, bao gồm cả các dự án đã hoàn thiện hoặc dự án cần phải phát triển thêm. Tại Nhật Bản, đây là phân khúc đã định hình “rõ nét” trên thị trường và thu hút được nhiều vốn đầu tư, trong khi tại Australia thì đây là phân khúc đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

“BTR cơ bản là phân khúc phát triển để tận dụng lợi thế của hệ thống cơ sở hạ tầng được xây mới và đây cũng là chiến lược mà chúng tôi khuyến khích với những phân khúc khác.

Bạn cần phải biết được những dự án nào, tại đâu chuẩn bị được khởi công cùng với những thông tin liên quan về bất động sản và bỏ tiền vào những tài sản có thể dùng cho nhiều mục tiêu đầu tư”, ông John Marasco, giám đốc dịch vụ Đầu tư và Thị trường vốn của Colliers tại Australia và New Zealand, chia sẻ.

Các loại tài sản công nghiệp & hậu cần mà nhà đầu tư dự định đầu tư vào trong năm 2022, tại APAC.

Báo cáo của Colliers cũng cho thấy nhiều nhà đầu tư tin vào tính đa dụng và khả năng tăng giá theo thời gian của bất động sản bán lẻ. Khoảng 1/3 những nhà đầu tư muốn rót tiền vào mảng bán lẻ hướng đến các mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn.

Ngoài ra, phân khúc khách sạn cũng là mục tiêu đầu tư lâu dài của nhiều người và khoảng 38% nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội ở mảng này. Nhìn chung thì cả hai phân khúc bán lẻ và khách sạn đều có chứa đựng nhiều cơ hội ở những thành phố với sức tiêu thụ nội địa tốt, chẳng hạn như tại một số đô thị của Nhật Bản, Australia hay Hàn Quốc.

Khả năng là bất động sản thuộc các phân khúc trung tâm dữ liệu, khoa học về đời sống và sức khỏe cũng sẽ nhận được những nguồn đầu tư lớn trong năm tới, trong khi phân khúc nhà ở cho sinh viên thuê lại cũng có thể hồi phục do Australia – thị trường quan trọng của phân khúc này -mở cửa trở lại cho người nước ngoài.

“Xu hướng chú trọng hơn đến các loại tài sản thay thế sẽ tiếp tục tại hầu hết các thị trường châu Á khi mà các nhà đầu tư muốn tìm kiếm các kênh tăng trưởng khác trong bối cảnh đang diễn ra các thay đổi mạnh mẽ về công nghệ cùng các nhu cầu về sức khỏe”, Giám đốc dịch vụ Đầu tư và Thị trường vốn châu Á của Colliers nhận định.

Báo cáo lần này của Colliers cũng cho thấy các vấn đề thuộc về ESG (môi trường, xã hội và quản trị) sẽ tiếp tục được quan tâm nhiều hơn khi mà 3/4 nhà đầu tư tham gia khảo sát cho biết việc tích hợp các mục tiêu về môi trường trong chiến lược phát triển của họ. Đây là động thái nhằm chỉ ra rằng các bất động sản của họ hướng đến sự phát triển bền vững và cũng là lời đáp lại các kêu gọi ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị bất động sản Việt Nam dự báo xu hướng dòng tiền và thị trường

Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam diễn ra từ ngày 13 đến 17/12, các chuyên gia sẽ đưa ra những phân tích lực đẩy của thị trường và dự báo kịch bản năm 2022.

Hội nghị do Batdongsan.com.vn tổ chức. Trong hai năm qua, dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Trong đó, có nhiều yếu tố góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Nguồn cầu cao và ngày càng gia tăng theo thời gian được xem là một trong những lực đẩy lớn nhất. Theo dữ liệu khảo sát của Batdongsan.com.vn, bất động sản vẫn là kênh đứng đầu trong các lựa chọn về đầu tư trong thời điểm dịch bùng phát mạnh năm 2020.

Cụ thể, có đến 29% số người được hỏi cho rằng bất động sản là kênh đầu tư hữu hiệu sau những tác động nặng nề của Covid-19. Tỷ lệ này áp đảo so với các kênh đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm (24%), vàng (17%), chứng khoán (12%).Bất động sản vẫn được xem là kênh đứng đầu trong các lựa chọn về đầu tư.

hoi nghi bat dong san Viet Nam,  Batdongsan.com.vn anh 1

Năm nay, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn nhưng bất động sản vẫn nhận được sự quan tâm lớn. Theo nhiều chuyên gia, thị trường hình thành một quy luật là sau mỗi đợt dịch, mức độ quan tâm đối với bất động sản lại tăng, thể hiện nhu cầu lớn của người dân.

Cụ thể, sau Covid-19 đợt 1, mức độ quan tâm tới thị trường tăng 306%; sau Covid-19 lần 2 tăng 62%. Sau làn sóng Covid-19 đợt 3, thị trường tăng 378%.

Làn sóng Covid-19 lần 4 kéo dài gây ảnh hưởng khá nặng nề tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang tháng 9, thị trường dần phục hồi và có xu hướng tăng mạnh lượt quan tâm kể từ tháng 10 tới nay.

Nhiều khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh ghi nhận mức độ quan tâm bất động sản tăng đều. Đất nền vùng ven, căn hộ giá mềm và bất động sản khu công nghiệp là những loại hình được giới chuyên gia nhận định sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới do nhu cầu lớn.

Ngoài ra, thị trường đang đón nhận nhiều lực đẩy tích cực. Cụ thể, về nguồn vốn, lãi suất cho vay trên thị trường còn thấp. Dòng tiền trong xã hội không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dịch chuyển vào các kênh đầu tư, bao gồm cả bất động sản. Bên cạnh đó, sự bùng nổ ở thị trường chứng khoán, thị trường tiền ảo làm dịch chuyển dòng tiền chốt lời sang bất động sản.

Việc đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2021 và 2022 sắp tới được coi là lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản thời gian tới. Các nhà đầu tư nước ngoài hướng tới sự phát triển của thị trường trong trung và dài hạn. Do đó, vốn ngoại sẽ tiếp tục đổ vào các khu vực và dự án bất động sản tiềm năng, đặc biệt là khu đô thị vệ tinh có hạ tầng kết nối giao thông thuận tiện.

Hiện tại, nhiều địa phương điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Xu hướng đô thị hóa, quy hoạch mở rộng theo chiều ngang vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Đây là nhân tố thúc đẩy kỳ vọng cho các chủ đầu tư và nhà đầu tư.Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES) 2020 thu hút hơn 1.300 khách tham dự.

hoi nghi bat dong san Viet Nam,  Batdongsan.com.vn anh 2

Với những lực đẩy và hậu thuẫn nêu trên, nhiều người đặt câu hỏi diện mạo thị trường bất động sản sẽ ra sao, phân khúc nào lên ngôi trong năm 2022. Với chủ đề “Vaccine cho thị trường bất động sản”, Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES) 2021 sẽ phác thảo chi tiết kịch bản thị trường dựa trên dữ liệu big data và đưa ra khuyến nghị thiết thực với những người trực tiếp tham gia thị trường.

Hội nghị sẽ xoay quanh các chủ đề nóng như: Bức tranh tổng quan ngành năm 2021 và triển vọng thị trường 2022; mức độ sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân sự của các doanh nghiệp trên đường đua 2022; các loại hình và phân khúc bất động sản có nhiều tiềm năng phát triển năm 2022; xu hướng và tầm nhìn phát triển sản phẩm 3-5 năm tới.

Batdongsan.com.vn cũng sẽ phác họa hành trình tìm kiếm sản phẩm bất động sản của khách hàng theo từng nhóm tuổi, hành vi tiêu dùng, mua sắm online, phong cách sống, thói quen hưởng thụ, thay đổi tâm lý sau dịch, xu hướng đầu tư nổi bật như second home… Đây được xem là những dữ liệu tham khảo hữu ích giúp các nhà phát triển, đơn vị bán hàng, nhà đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả năm 2022.VRES được dẫn dắt bởi các diễn giả tên tuổi trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

hoi nghi bat dong san Viet Nam,  Batdongsan.com.vn anh 3

Được tổ chức thường niên từ năm 2014, VRES là sự kiện lớn trong ngành bất động sản tại Việt Nam. Hội nghị là nơi hội tụ, giao lưu, chia sẻ và kết nối các chuyên gia kinh tế, bất động sản cùng lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực này.

2021 là năm đầu tiên VRES được tổ chức kéo dài một tuần lễ trên nền tảng công nghệ trực tuyến hiện đại. Với nội dung, kiến thức chuyên sâu về thị trường cùng những tư vấn, chia sẻ độc quyền đến từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, VRES 2021 đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản và giới báo chí.

Bộ xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng 30.000 tỷ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp (KCN).

Chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước hiện đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 278 dự án, quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn với tổng diện tích khoảng 13,8 triệu m2.

Trong đó, đối với nhà ở xã hội dành cho công nhân KCN, các tỉnh, thành phố đã đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ với tổng diện tích 2,7 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án, quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ với tổng diện tích 6,7 triệu m2.

Tuy nhiên, số lượng nhà ở dành cho công nhân KCN vẫn còn rất ít so với nhu cầu. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2021 đến nay, chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ.

Đánh giá về nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong việc thực hiện dự án nhà ở cho công nhân, Bộ Xây dựng cho biết, hiện vẫn chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân.

Cụ thể theo pháp luật nhà ở hiện hành thì chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong KCN đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 loại đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.

Bên cạnh đó còn có sự chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN: Luật Nhà ở, Luật Đất, Luật Đầu tư và Nghị định số 82 của Chính phủ về quy định quản lý KCN và khu kinh tế.

Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.

Bộ Xây dựng cũng nêu rõ trách nhiệm các địa phương như một số nơi chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng KCN.

Cần sửa luật, bổ sung gói tín dụng

Từ thực tế và những nguyên nhân trên, Bộ Xây dựng cho biết, về lâu dài cần phải nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và các luật khác có liên quan, trong đó có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN.

Theo Bộ Xây dựng, cụ thể về quy hoạch quỹ đất trong quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê.

Việc lựa chọn chủ đầu tư giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN hoặc các DN khác hoặc phối hợp với Tổng Liên đoàn đầu tư dự án nhà lưu trú công nhân với diện tích sử dụng tối thiểu khoảng 10m2/người.

Về các cơ chế ưu đãi cần miễn tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng; chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân được hạch toán vào chi phí giá thành hạ tầng chung của cả KCN.

Bộ Xây dựng cho biết, hiện Bộ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi luật Nhà ở 2014, trong đó chính sách nhà ở cho công nhân được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển.

Về chính sách ngắn hạn, để có nguồn vốn phát triển nhà công nhân, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như các tổ chức ngân hàng được chỉ định để cho vay phát triển nhà ở xã hội trong giao đoạn 2021-2025; trong đó sớm bố trí nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà ở công nhân.

“Việc bổ sung gói tín dụng trên nhằm góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”: bảo đảm an sinh xã hội, nhà ở cho các đối tượng yếu thế; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản” – Bộ Xây dựng cho biết.

Dù nóng sốt, thị trường BĐS Việt Nam sẽ không “sập” vì bong bóng?

Liên tiếp thời điểm đầu năm, những cơn sốt đất bùng trên diện rộng đã dấy lên tâm lý lo lắng của người dân về kịch bản bong bóng, đổ vỡ thị trường như cuộc khủng hoảng bất động sản 2008-2012. Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định thị trường khó có thể xảy ra bong bóng.
hình ảnh thị trường đất nền

Khó xảy ra bong bóng

Cơn sốt đất bùng lên thời điểm đầu năm ở nhiều nơi, nhiều miền trên đất nước, từ vùng ven Hà Nội, TP.HCM đến các thị trường tỉnh như Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Bình Phước, Lâm Đồng… đã khiến thị trường nhiễu loạn thông tin và kéo theo trào lưu “nhà nhà người người đi mua đất”.

Dữ liệu lớn (big data) của Batdongsan đã phản ánh thực tế nóng sốt khi mức độ quan tâm đến bất động sản tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, khiến thị trường gần tái hiện đỉnh quan tâm năm 2006.

Cụ thể, trong phạm vi bán kính cách Hà Nội 50km, mức tăng trưởng của Thái Nguyên đạt 50%, Bắc Giang tăng 37%, Bắc Ninh 28%, Hòa Bình 35%, Hải Dương 19%. Khu vực vùng ven quanh bán kính 20km của Hà Nội cũng chứng kiến mức độ quan tâm tăng đáng kể với Đông Anh (Hà Nội) tăng 36%, Từ Sơn (Bắc Ninh) tăng 67%, Gia Lâm (Hà Nội) tăng 18%, Ba Vì (Hà Nội) tăng 33%, Quốc Oai (Hà Nội) tăng 32%, Văn Giang (Hưng Yên) tăng 13%, Thanh Trì (Hà Nội) tăng 8%, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm (Hà Nội) tăng 4%.

Đề án quy hoạch sông Hồng đã làm gia tăng mức độ quan tâm tại một số khu vực ven sông. Bãi Thượng Cát, Liên Mạc tăng 291%, các bãi Hoàng Mai, Thanh Trì 1, Thanh Trì 2 tăng 137%, bãi Long Biên – Cự Khối tăng 75%, bãi Bắc Cầu tăng 73%, bãi Tàm Xá – Xuân Canh tăng 27%.

Thực tế này đã làm dấy lên tâm lý lo lắng về kịch bản bong bóng, đổ vỡ thị trường như cuộc khủng hoảng bất động sản 2008-2012. Tuy nhiên, bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Thị trường Hà Nội của JLL Việt Nam cho biết dù nóng sốt, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không sập vì bong bóng. Cũng theo bà Vân, cơn sốt đất thời điểm đầu năm bắt nguồn từ chính sách mới, kế hoạch phát triển mới của một khu vực nào đó.

Sốt đất cũng xảy ra trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang gây những hệ quả nặng nề lên nền kinh tế khiến sản xuất đình trệ, lãi suất giảm. Do đó, dòng tiền có xu hướng tìm đến bất động sản. Ngoài ra, sau Đại hội, sự xuất hiện của một thế hệ lãnh đạo mới với những chính sách mới cũng tạo nên sự hưng phấn của thị trường.

Tuy nhiên, bà Vân nhận định thị trường bất động sản Việt Nam đang có tín hiệu tích cực. Cơn sốt hiện tại không phải là bong bóng bất động sản. Thị trường sẽ không sập bởi nhà nước có sự quan tâm, kiểm soát kịp thời. Nhưng những cơn sốt đang tạo nên mặt bằng giá mới trên thị trường.

Sự vào cuộc của chính quyền

Nhận định của bà Vân là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã nâng cảnh báo “đỏ” về tình trạng sốt đất. Cụ thể, Bộ đã có công văn 989/BXD-QLN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản tại các địa phương.

Theo công văn, Bộ Xây dựng ghi nhận thời gian qua, một số địa phương đã, đang xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản.

 

Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương. Địa phương cần có biện pháp quản lý, kiểm soát hữu hiệu hoạt động môi giới của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

Đồng thời, các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông… gây bất ổn cho thị trường; xử lý nghiêm với các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý… vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có).

Công văn của Bộ cũng nhấn mạnh các địa phương tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… Điều này nhằm minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Như vậy, với động thái này, có thể thấy vai trò kiểm soát, ngăn chặn sốt ảo của nhà nước ngày càng gắt gao hơn. Bong bóng bất động sản thường xảy ra khi có sự xuất hiện cùng lúc của nhiều yếu tố như tín dụng bất động sản bị buông lỏng, kinh tế vĩ mô trăng tưởng nóng, nguồn vốn đổ vào đất quá lớn, giá tăng bất thường, thị trường chủ yếu là nhà đầu tư, người mua thật ít… Tức là bong bóng bất động sản được tạo ra bởi các hoạt động cho vay và đầu cơ không kiểm soát. Trong khi trên thực tế, các yếu tố tạo nên bong bóng này đều đang có bàn tay can thiệp mạnh mẽ của nhà nước.

Vì sao ngay cả khi cơn sốt nhà đất gãy sóng cũng sẽ khó săn được bất động sản giảm giá mạnh, cắt lỗ sâu?

Vì sao ngay cả khi cơn sốt nhà đất gãy sóng cũng sẽ khó săn được bất động sản giảm giá mạnh, cắt lỗ sâu?

 

 

Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS, cơn sốt đất lần này có nhiều khác biệt. Chính vì thế, dù thị trường có hết sốt nhưng nhà đầu tư vẫn khó săn được hàng cắt lỗ, giảm giá sâu.

Nhìn lại thị trường BĐS trong vòng hơn 1 năm trở lại đây kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, chúng ta thấy rõ nét những quy luật bất thường trên thị trường. Nếu như đầu năm 2020, nhiều người mong chờ sẽ mua được hàng giảm giá, cắt lỗ sâu do tác động từ dịch Covid-19 nhưng thực tế đều rất khó tìm được hàng giảm giá trên thị trường. 

Ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, thị trường xuất hiện một số sản phẩm giảm giá là hàng thứ cấp do nhà đầu tư có tài chính yếu, còn lại nhìn chung cả thị trường giá sơ cấp vẫn cao. Phân khúc căn hộ chung cư vẫn tiếp tục tăng cao trong bối cảnh giao dịch giảm. Đặc biệt, ở phân khúc đất nền giá bị đẩy lên theo tháng và tạo thành cơn sốt khắp cả nước.

Nguyên nhân khiến bất động sản xảy ra sốt ngay cả khi nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19 là do lượng tiền rẻ trên thị trường dồi dào, trong khi đó sản xuất kinh doanh bị đình truệ, khiến nhiều người bắt đầu cho tiền vào đất như một kênh đầu tư an toàn. Cộng với việc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và găm giữ bằng đất.

Vậy câu hỏi đặt ra là nếu thị trường hết sốt liệu giá BĐS có giảm mạnh? Trao đổi với chúng tôi về cơn sốt đất, Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc Cấp cao JLL Việt Nam cho biết cơn sốt đất lần này có nhiều sự khác biệt do đó những quy luật của thị trường sẽ khó có thể lặp lại ở cơn sốt này.

“Ngay cả cơn sốt đất đi qua, giá trên thị trường cũng sẽ không giảm mạnh. Do nguồn tiền trên thị trường vẫn rất dồi dào nên sẽ khó có chuyện nhà đầu tư giảm giá cắt lỗ sâu. Vì thế, dù cơn sốt đi qua giao dịch giảm nhưng thị trường sẽ thiết lập mặt bằng giá mới”, bà Vân cho biết.

“Theo phân tích cá nhân, tôi vẫn nghĩ đâu đó thị trường bất động sản Việt Nam sẽ dần dần quay lại giai đoạn 2014 – 2017 nhiều hơn là giai đoạn 2006 – 2009. Tôi vẫn có niềm tin thị trường bất động sản Việt Nam giống một đứa trẻ, phải có những bước vấp ngã đầu tiên, học hỏi kinh nghiệm, tiếp tục đi dài hơn, và lại ngã, và sẽ tiếp tục hiểu cách đi thế nào để bước dài hơn nữa”, ông Quốc Anh Khẳng định.

Thị trường Việt Nam các chu kỳ sẽ càng ngày càng dài, với cách quản lý tốt hơn, người dân, nhà đầu tư khôn ngoan hơn, không chỉ nghe lời đồn nữa mà biết tìm kiếm thông tin, xác minh thông tin, phân tích, mọi thứ đều rõ ràng hơn… thì chặng đường chúng ta đi sẽ dài hơn rất nhiều”, ông Quốc Anh nói thêm.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến dù sốt đất có đi qua nhưng thị trường vẫn khó giảm giá sâu là bởi thị trường vẫn khan hiếm nguồn cung. Theo Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án bất động sản, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, vẫn thiếu. Đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền.

Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư thời điểm hiện tại, các chuyên gia cảnh báo dù thị trường khó sập về giá nhưng các nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo khi quyết định đầu tư. Theo thông tin hạ tầng, có những nơi giá đất tăng dựa trên nhu cầu và tiềm năng, cũng có nơi giá tăng bị thổi lên với những tin đồn và có thể tác động tiêu cực tới thị trường. 

Chẳng hạn, ở các khu vực như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… đều là những địa phương có lợi thế phát triển bất động sản công nghiệp, nhiều khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, tạo ra hệ sinh thái, giá đất tăng là dựa trên nhu cầu thật. Còn với những khu vực có thông tin quy hoạch sân bay, trung tâm thương mại… giá đất tăng nóng, tăng liên tục trong một thời gian ngắn có thể xem là bị thổi, nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo.

 

Cập nhật 9 điểm nóng sốt bất động sản khắp cả nước, xuất hiện những thị trường bắt đầu gãy sóng

Cập nhật 9 điểm nóng sốt bất động sản khắp cả nước, xuất hiện những thị trường bắt đầu gãy sóng

 

 

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện tượng giá đất tăng xuất hiện tại nhiều địa phương, giá đất tăng tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Đến cuối Quý I/2021, chính quyền một số địa phương đã vào cuộc rất mạnh mẽ kiểm soát các hoạt động mua – bán trái quy định pháp luật

1. Bắc Giang: Thị trường BĐS bắt đầu chững lại

Tính đến hết Quý I/2021, Bắc Giang có tổng số hơn 50 Dự án đã, đang và chuẩn bị triển khai. Trong đó có 27 Dự án đã đủ điều kiện bán hàng. Tuy nhiên, sức nóng lại tập chung ở các dự án đang phát triển (chưa đủ điều kiện bán hàng) bởi khả năng sinh lời cao.

Đất ven khu công nghiệp sôi động, đặc biệt là tại TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên và Yên Dũng. Ỏ trong khu vực này, ven 4 Khu công nghiệp Vân Trung, Đình Trám, Song Khê Nội Hoàng, Quang Châu là điển nóng của thị trường, giá dao động 25-40tr/m2. Tăng khoảng 50-70% so với cuối năm 2020. Từ cuối tháng 3, với việc chính quyền bắt đầu siết chặt lại các hoạt động mua bán, thị trường bắt chững lại.

2. Hải Phòng: Giá nhà đất tăng 70% trong vòng 3 tháng

Khan hiếm Dự án và sản phẩm mới được triển khai trong giai đoạn này. Sản phẩm chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn. Lượng giao dịch căn hộ chậm. Tỉ lệ hấp thụ thấp, giá bán căn hộ không có biến động so với thời điểm cuối năm 2020. Các dòng sản phẩm thấp tầng có sự sôi động hơn, giá tăng khoảng 10%.

Tại các vùng ven thành phố, hoạt động mua bán đất trong dân diễn ra sôi động. Giá hiện tại dao động 8-15triệu đồng/m2. So với cuối năm 2020, giá trung bình tăng 60-70%.

3. Thanh Hóa: Giá BĐS tăng gấp 3 lần so với năm 2020

Sau Tết Nguyên Đán Tân Sửu, giá đất tại hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều tăng giá đột biến, đặc biệt là đất nền tại các khu vực lân cận TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn và các khu vực đang quy hoạch các dự án lớn. Từ đầu tháng 3 trở lại đây, giá đất nền tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hoá đã tăng với mức chóng mặt, trung bình khoảng 50 – 60% so với cuối năm 2020. Thậm chí, những lô đất tại khu vực xấu, hạ tầng kém, đất trong ngõ nhỏ xưa nay vốn không ai hỏi cũng bỗng dưng tăng giá, được nhiều người tìm mua.

Hiện giá đất tại các mặt bằng đô thị, ven biển Thanh Hóa đều dao động 12-15 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2, cao gấp 2-3 lần so với giá thị trường cùng kì năm trước, và cao gấp nhiều lần so với giá đất quy định của nhà nước.

4. Đà Nẵng: Nguy cơ vỡ bong bóng tại Nam Đà Nẵng

Thị trường bất động sản Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở đất nền phân lô. Trong đó khu vực Tây Bắc – Liên Chiểu, Hòa Xuân – Cẩm lệ, Phía Đông – Sơn Trà và Nam Đà Nẵng là những nơi thiên về loại hình này. 

Cụ thể: Phân khu Tây Bắc – Liên Chiểu, các dự án BĐS phát triển dọc theo các tuyến đường lớn ven các Khu Công Nghiệp, hoặc dọc tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành. Đất nền phân lô được quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, tuy nhiên tỉ lệ lấp dân còn chậm và đặc thù khá xa trung tâm so với phần còn lại nên mặt bằng giá thấp hơn các phân khu khác.

Phân khu Nam Đà Nẵng, các dự án BĐS ở đây phát triển ven theo sông Cổ Cò và các khu du lịch, resort nghỉ dưỡng, bãi biển, khu vui chơi giải trí lớn như: Cocobay, sân golf,…Đất nền nhà phố hoặc biệt thự phân lô được quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng đồng bộ nhưng khớp nối còn chưa triệt để. Tỉ lệ lấp dân các dự án thấp. Do phát triển ven theo các khu du lịch hiện hữu nên tốc độ phát triển về giá rất cao nhưng cũng dễ tạo nên hiện tượng “vỡ bong bóng”. Do không được quy hoạch đồng bộ và quản lý lỏng lẻo nên là nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng pháp lý của thị trường Đà Nẵng.

Phân khu phía Đông – Sơn Trà, đây là nơi có vị trí đẹp nhất và giá trị lớn nhất của Đà Nẵng, với mật độ hạ tầng du lịch dày đặc, được xem là miếng bánh mầu mỡ đối với các nhà đầu tư. Tốc độ đô thị hóa và lấp dân cư nhanh, nên tốc độ phát triển cực mạnh. Hiện tại mức giá đang đạt được sự ổn định, biên độ giao động tương đối nhỏ và được xem như nơi trú tiền khá khá an toàn cho các nhà đầu tư.

Phân khu Hòa Xuân – Cẩm Lệ, đây là thị trường tiên phong và mang tính dẫn dắt cho khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam. Sản phẩm đặc trưng ở đây là đất nền phân lô với số lượng lớn. Hạ tầng hoàn thiện đồng bộ và khớp nối tốt. Vị trí đẹp gần trung tâm thành phố cộng với mức giá khá phù hợp nên tốc độ lấp dân cư lẫn tốc độ phát triển giá rất nhanh.

 5. Nha Trang – Khánh Hòa: Nguồn cung bất động sản bị gián đoạn và hạn chế

Hiện nay các vướng mắt về pháp lý vẫn còn đang trong giai đoạn tháo gỡ, nguồn cung các dự án BĐS tại Khánh Hòa vẫn tiếp tục bị gián đoạn và hạn chế. Do vậy, trong ngắn hạn thị trường đất nền ven đô, ngoại thành vẫn là kênh đầu tư hiệu quả. Đặc biệt là những khu vực đã có quy hoạch, hạ tầng tốt hoặc có định hướng phát triển trong tương lai.

Căn hộ hạng cao cấp có giá từ 45-75 triệu đồng/m2 như: HUD 04 Nguyễn Thiện Thuật, Gold Coast…

Giá đất nền dự án, đất nền trong dân: Đất nền dự án hạng trung có giá từ 18-25 triệu đồng/m2 như: Nam Vĩnh Hải, Mỹ Gia…Đất nền hàng cao cấp có giá từ 40-60 triệu đồng/m2 như: VCN, Hà Quang…Đất nền ven đô 10km có giá từ 5-10 triệu đồng/m2

Biệt thự thuộc dự án BĐS có giá từ 40-60 triệu đồng/m2 như: VCN, Hà Quang, An Viên, Vĩnh Hòa…Nhà Phố, Shophouse có giá từ 70-100 tr/m2

Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang tạm thời trầm lắng không có giao dịch vì ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và việc điều chỉnh lại nguồn gốc đất của các dự án Condotel.

Dự kiến trong quý II/2021, Nha Trang sẽ có ba dự án nhà ở căn hộ quy mô lớn của Tập đoàn Hưng Thịnh tại khu đô thị An Viên, dự án The Aston Luxury Residence của Tập đoàn Danh Khôi và dự án Imperium Town Nha Trang của CTCP Đầu tư Xây dựng Đông Dương Nha Trang

6. Khu vực Tây Nguyên: Sốt cả đất rừng, đất lâm nghiệp

Hiện nay, Tây Nguyên là một trong những khu vực có tốc độ đầu tư phát triển hạ tầng mạnh. Nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường địa ốc như T&T Group,  Him Lam, Văn Phú, Ecopark, Tân Hoàng Minh,… đã chọn Tây Nguyên làm điểm dừng chân.

Trong Quý I/2021, tại khu vực cũng xảy ra hiện tượng sốt đất. Hiện tượng người dân san lấp đất rừng, đất ruộng,… để bán trái quy định của pháp luật diễn ra tại nhiều nơi trên địa bàn. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến việc đầu tư phát triển các dự án và sức tiêu thụ từ các sản phẩm đủ điều kiện bán hàng.

7. Đồng Nai: Đất sào mẫu, đồng sở hữu, đất nền giá rẻ chiếm ưu thế

Phân khúc trọng điểm tập chung chủ yếu ở đất sào mẫu phân lô, đồng sở hữu, đất nền thứ cấp (mua đi bán lại lô đất nền của các dự án đã hoàn thành).

Những sản phẩm giá rẻ 300 – 800 triệu (đất sào mẫu, đồng sở hữu, đất nền giá rẻ) đang chiếm ưu thế, khi lãi suất ngân hàng giám quá nhiều tác động rất lớn tới những đối tượng gửi bank dưới 1 tỷ, họ buộc phải tìm kiếm các sản phẩm BĐS để đầu tư để giữ tài sản.

Do nhu cầu giá rẻ tăng cao nên một số khu vực vùng trũng như: Cẩm mỹ, Trảng bom, Thống nhất đang thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ kể cả các sản phẩm không được đẹp.

Giá bất động sản Đồng Nai trong khu vực Trung Tâm Biên Hòa giao động nhẹ 2-5% trong Quý I, các thị trường vùng trũng tăng rất mạnh từ 10% – 20% kể từ cuối năm 2020.

8. Cần Thơ: Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy là khu vực có thị trường BĐS sôi động nhất

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, một số nơi thuộc quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy giao dịch đất nền dự án cũng diễn ra khá sôi động. Tại một số dự án cụ thể như Khu dân cư Ngân Thuận (quận Bình Thủy), Khu dân cư Hồng Loan (khu 6A và 5C)… đã tăng giá từ 5-10% so với cuối năm 2020. Hầu hết các khu dân cư còn lại dù có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nhưng giao dịch vẫn hạn chế.

9. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang): Giá BĐS đang tăng nhẹ trở lại

Trong quý I tình hình BĐS Phú Quốc đã có nhiều biển chuyển tích cực. Các nhà đầu tư đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu tập trung vào tìm đất nền đô thị, sở hữu lầu dài, pháp lý rõ ràng và tiềm năng sinh lời cao.

Giá đất cũng đang tăng nhẹ 5-10% so với 2020; Giá đất nền khu trung tâm Phú Quốc hiện rơi vào khoảng từ 100 triệu đồng tới 400 triệu đồng/m2.

Khi lên thành phố, giới đầu tư đang dồn sự quan tâm sang phân khúc đô thị, các dự án đô trị đang chào bán rầm rộ như Meyhome Capital; Sun Grand City New An Thới; Sun Grand city Hillside Residence.

 

Những “vùng trũng” nào đang được giới đầu tư địa ốc săn lùng?

 

 

Trong bối cảnh giá BĐS không ngừng leo thang thì dòng tiền của NĐT đang phân bổ rõ nét sang các khu vực giá còn mềm hơn. Theo các chuyên gia, các NĐT có tiền không bao giờ ngồi yên, họ luôn phải tìm chỗ để đầu tư sinh lợi. BĐS có hai hướng đầu tư là đầu tư chờ tăng giá và đầu tư để khai thác kinh doanh tạo ra dòng tiền. Những khu vực nào đang là “vũng trũng” giá thu hút sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc hiện nay?

Nhơn Trạch (Đồng Nai): Giá BĐS bằng ½ Tp.HCM hút NĐT có dòng tiền nhàn rỗi

Có vị trí giáp ranh Tp.HCM nhưng giá BĐS khu vực Nhơn Trạch (Đồng Nai) chỉ bằng một nửa Tp.HCM, đó là lý do những năm qua NĐT Tp.HCM đổ về đây để tìm kiếm cơ hội sinh lời. Ghi nhận cho thấy, sau khoảnh thời gian dịch bệnh và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài hạn thì hiện nay Nhơn Trạch chứng kiến sự nhộn nhịp trở lại, thậm chí ở khoảng thời gian này, giao dịch có hiện tượng đột biết tại tất cả các khu vực. Nhiều NĐT bắt đầu “bung xoã” tại thị trường này. Khác với những đợt trước, hiện nay trên 80% các giao dịch chủ yếu rơi vào phân khúc đất nền. Các sản phẩm trên dưới 2 -3 tỷ đồng/nền luôn được các nhà đầu tư săn đón.

Tìm hiểu được biết, bên cạnh NĐT phía Nam thì thị trường này còn xuất hiện các NĐT từ Miền Bắc, miền Trung vào tìm hiểu để mua đất nền. Có mặt tại thị trường Nhơn Trạch trung tuần tháng 3/2021, tiếp xúc với một NĐT đến từ Hà Nội được biết, NĐT này bay vào Nam khoảng 3 hôm và đã “xuống tiền” mua 2 mảnh đất tại khu vực tại Định cư xã Phước Khánh. 

NĐT này cho hay, anh đã tìm hiểu về Nhơn Trạch khá lâu được biết trong thời gian tới khu vực này sẽ có rất nhiều công trình hạ tầng được đầu tư đặc biệt là tuyến Vành Đai 3 nối Quận 9 và Nhơn Trạch, và sắp tới là cầu cát Lái. Vì thế, NĐT này tin 1 trong 2 dự án trên sẽ làm Thị trường Nhơn Trạch sẽ rất khởi sắc trong thời gian tới.

 

Những “vùng trũng” nào đang được giới đầu tư địa ốc săn lùng? - Ảnh 1.
 

 

 

Còn anh H, một NĐT đến từ Q.Gò Vấp cho biết, hiện anh đang làm việc tại Cảng Cát Lái, tuy nhiên trong thời gian tới các tàu lớn sẽ điều chỉnh dần sau này về Cái mép Thị Vải nên anh cũng mới mua 1 nền tại Phước Khánh và dự tính 2 năm nữa sẽ về đây sinh sống khi có đường Liên Cảng thì việc duy chuyển xuống Cái mép hoặc qua Sài Gòn cũng khá thuận tiện, vừa đảm bảo được công việc mà ở đây mỗi tối gia đình có thể lên sài gòn ăn uống và tận hưởng các tiện ích được.

“Mức giá đất ở đây lại còn khá rẻ tôi mua 1 nền 154m2 giá chỉ hơn 15 triệu/m2, với mức giá này tôi nghĩ ở hay đầu tư thì việc gia tăng giá trị trong tương lai là rất lớn, hơn nữa khu vực này khá gần Sài Gòn nên cũng được thừa hưởng các tiện ích về lâu dài”, anh H cho hay.

Một NĐT khác là anh Ngh, (người Nghệ An) cũng đáp chuyến bay vào Sài Gòn trước đó và giao dịch xong 3 nền đất tại khu vực trung tâm huyện Nhơn Trạch. NĐT cho biết, anh lại có tầm nhìn nhắm vào các khu trung tâm sau này, do đã đầu tư theo hình thức này khá lâu và đều đạt được mức lợi nhuận đạt kỳ vọng và ổn định. So với các trung tâm khác, thì đất khu trung tâm Nhơn Trạch còn khá rẻ chưa tới 20triệu đồng/m2. “Thậm chí, có những lô giá còn rẻ hơn cả quê tôi nữa”, anh Ngh cười nói.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn BĐS TLM, lợi thế của Nhơn Trạch không chỉ nằm ở câu chuyện giao thông đang được đầu tư đồng bộ mà nơi đây còn hấp dẫn giới đầu tư địa ốc bởi vị thế của một thị trường giáp ranh Tp.HCM. Nhơn Trạch nằm trong khu vực tam giác phát triển Tp.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, vì thế xu hướng chuyển dịch vùng kinh tế sang khu Đông Sài Gòn mà trọng tâm là Nhơn Trạch đang được hình thành rất rõ trong những năm qua.

Trong năm 2021, chính quyền tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm như đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, đường 319, cầu Cát Lái, cầu Nhơn Trạch… đồng thời tích cực khai thác giá trị của các đô thị ven sông Đồng Nai. Do đó, những dự án nằm trong bản đồ quy hoạch của tỉnh, đầy đủ pháp lý và sở hữu những giá trị nổi trội như vị trí kết nối, khả năng thanh khoản tốt có sức hút rất lớn với giới đầu tư địa ốc.

Nhà bè, Bình Chánh: “Vùng trũng” giá của nhà đất Tp.HCM

Nhìn chung 1 năm qua, thị trường bất động sản Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ rất yên ắng, ít biến động so với các khu vực khác.

Chia sẻ trên báo chí mới đây, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS cho rằng, trong thời gian qua, Nhà Bè có ít dự án phát triển để khiến giá đất tăng liên tục. Có 2 yếu tố tích cực tác động đến thị trường khiến dân đầu tư quan tâm là khu đô thị GS trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ và thông tin nâng cấp đơn vị hành chính của Nhà Bè lên quận.

Thị trường Bình Chánh diễn biến hơi chậm hơn do quỹ đất tại đây dính quy hoạch treo rất nhiều. Mặc dù quỹ đất ở đây rất lớn nhưng có rất nhiều dự án quy hoạch treo. Theo ông Quang, Bình Chánh trong thời gian qua giao dịch chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên theo tôi đánh giá, giá đất tại Bình Chánh rất phù hợp để mua ở. Chúng ta có thể dễ dàng mua một lô đất từ 2-3 tỷ đồng hay mua một căn nhà từ 2,5 – 4 tỷ đồng.

 

Những “vùng trũng” nào đang được giới đầu tư địa ốc săn lùng? - Ảnh 2.
 

 

 

Lúc nào khu Đông cũng có những dự án thay nhau truyền thông liên tục, đẩy giá chung toàn khu vực lên. Trong khi đó, khu Nam có rất ít dự án mới, khiến giá tại Bình Chánh vẫn duy trì ở mức rất tốt.

Nếu so sánh ở cùng một khoảng cách, tôi đánh giá đất ở quận 9 sẽ cao hơn 50% so với một mảnh đất có diện tích tương đương ở Bình Chánh. Ví dụ, một lô đất 80 m2 ở quận 9 hiện nay có giá bán khoảng 40-50 triệu đồng/m2, trong khi ở các huyện khu Nam chỉ khoảng 30-35 triệu đồng/m2.

Đà Nẵng: “giá chạm đáy”

Đây cũng là khu vực đang được xem là “vũng trũng” về giá BĐS sau thời gian giá lao dốc, có thể gọi là “chạm đáy”.

Theo báo cáo của DKRA Vietnam, do chịu ảnh hưởng kép của sự suy giảm từ nửa cuối 2019 và đại dịch Covid-19, có thể nói 2020 là một năm hoạt động cầm chừng, thậm chí gần như ngủ đông của thị trường BĐS Đà Nẵng và vùng phụ cận. Tuy nhiên, thực tế hiện nay BĐS đang phục hồi trở lại, nhiều nhà đầu tư nhanh nhạy đã vào “bắt đáy” khi nhận thấy tín hiệu khởi sắc của thị trường, nhất là phân khúc đất nền.

Có thể thấy, đất nền Đà Nẵng đã chạm đáy vào năm 2020 khi mà từ đầu năm đến nay, thị trường đã rục rịch trở lại, nhà đầu tư âm thầm săn đất nền tại một số dự án ra hàng mới, nhu cầu cao khiến nhiều nơi “cháy hàng”, giá nhích nhẹ từ 10-15% so với cuối năm 2020. Đơn cử như giỏ hàng mới ở FPT City đã bán hết sạch trong vài ngày, chủ đầu tư tiếp tục ra 38 lô đã có sổ chỉ trong một ngày đã được các nhà đầu tư gom hết. Hay tại Hòa Xuân, các lô liền kề, biệt thự đã nhúc nhích giao dịch trở lại với mức giá tăng từ 100-200 triệu đồng/lô so với cuối 2020, dao động khoảng 2,6-3,5 tỉ đồng/lô diện tích 100m2.

 

Những “vùng trũng” nào đang được giới đầu tư địa ốc săn lùng? - Ảnh 3.

 

 

Theo Colliers Việt Nam, việc các nhà đầu tư quan tâm BĐS tại Đà Nẵng không phải không có cơ sở. Cụ thể, việc giá đất ở các khu vực như Tp.HCM và Hà Nội chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tạo điều kiện để các nhà đầu tư chọn Đà Nẵng – nơi giá đất được xem là đã về tương đối đúng với giá trị thật kể từ thời điểm sốt đất tháng 8/2019. Lãi suất cho vay cũng như lãi suất huy động ngân hàng vẫn có xu hướng tiếp tục giảm cộng với tiền nhàn rỗi trong dân dẫn đến một lượng nguồn vốn được đổ vào thị trường bất động sản.

Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đã được triển khai như dự án nạo vét sông Cổ Cò và dự án Cảng biển Liên Chiểu là yếu tố thu hút dòng tiền đầu tư.

“Sau Tp.HCM và Hà Nội, Đà Nẵng là thành phố tiếp theo được định hướng trở thành đô thị đặc biệt. Đây là một yếu tố khác thu hút đầu tư nhờ vào việc mạng lưới hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo được lợi nhuận trong dài hạn. Xu hướng dịch bệnh dần được khống chế trên toàn cầu mang lại kỳ vọng Đà Nẵng sẽ mở cửa du lịch trở lại. Điều đó cho thấy bất động sản và kinh tế khu vực này sẽ khôi phục trở lại”, đại diện Colliers Việt Nam nhấn mạnh.

Cập nhật 6 điểm nóng nhất về bất động sản khắp cả nước

Nếu như thị trường bất động sản năm 2020 là một nốt trầm, sự bùng nổ như giai đoạn 2018-2019 được dự báo là chưa thể sớm tái diễn thì sang năm 2021, thị trường bất ngờ “râm ran”, thậm chí sốt nóng khắp Bắc vào Nam. Nhưng là sốt ảo?

Năm 2021 mới đi qua 3 tháng nhưng số tỉnh thành được điểm tên vào nhóm những khu vực có thị trường bất động sản “nóng” đã tăng lên nhanh chóng và rải khắp từ Bắc vào Nam. 

Hà Nội 

Thông tin công bố đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vào tháng 6/2021 đã tác động lớn đến bất động sản nhiều khu vực của Thủ đô. Quy hoạch này bao phủ diện tích khoảng 11.000ha, kéo dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa bàn 55 phường, xã của 13 quận, huyện ở Hà Nội. 

Theo thông tin trên VTC news, 2 tuần trở lại đây, giá đất tại Đông Anh đã tăng 15-20%, thậm chí có nơi tăng 50%. Chẳng hạn tại xã Xuân Canh, giá lô đất nằm trong ngõ hẻm nửa tháng trước chỉ khoảng 17-18 triệu/m2 thì nay đã tăng lên đến 30 triệu đồng/m2. Một số khu vực như Hải Bối, Võng La, Đông Hội, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc… cũng có sự tăng giá. Ngoài Đông Anh, thị trường một số khu vực chạy dọc sông Hồng cũng ghi nhận diễn biến giá tăng như Thạch Cầu (Long Biên), Liên Mạc, Chèm (Bắc Từ Liêm), Tân Lập (Đan Phượng)…

Đây không phải lần đầu giá đất Hà Nội “nhảy múa” liên tục. Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội cũng đã yêu cầu cấp ủy, UBND các quận, huyện không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm, trục lợi về đất đai khi quy hoạch sông Hồng…

thành phố hai bên sông, có cầu bắc qua sông

 

Quảng Ninh

Ngày 19/3, UBND TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã gửi văn bản đến các cơ quan chức năng, xã phường về việc siết chặt công tác quản lý đất đai, ngăn chặn tình trạng cò thổi giá đất tại các dự án chưa đủ điều kiện giao dịch. Chẳng hạn tại các ô đất quy hoạch thuộc xã Thống Nhất như dự án khu dân cư Cầu Bang, khu dân cư xã Thống Nhất, khu dân cư đô thị thuộc phường Cao Xanh, phường Hà Khánh…

Cho rằng những dự án này chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND TP. Hạ Long cho biết thêm đây là hoạt động thổi giá ảo của các nhóm đầu cơ có tổ chức. Nhóm người này mua đất tại những dự án trên với giá rẻ, sau đó lợi dụng thông tin quy hoạch để làm giao dịch mồi, gây sốt ảo để hút người khác đến mua đất với giá cao.

Bắc Giang

Trước hiện tượng xảy ra sốt đất ảo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ra chỉ thị ngăn chặn hiện tượng đầu cơ mua đi bán lại, thổi giá đất. Thời gian gần đây, giá đất nền tại huyện Lục Nam, huyện Việt Yên, huyện Yên Dũng tăng mạnh, có nơi tăng gấp đôi chỉ trong một tháng. Chẳng hạn, giá đất ở xã Nội Hoàng nếu trước đây chỉ khoảng 12-15 triệu/m2 thì nay đã tăng lên gần 30 triệu/m2.

Giá đất tăng chóng mặt bắt nguồn từ việc “ăn theo” thông tin sẽ xây dựng những công trình quy mô lớn như khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, sân golf… 

Bình Phước

Cơn sốt đất tại Hớn Quản (Bình Phước) hiện đã lắng xuống. Thời điểm sốt đất xảy ra rầm rộ nhất là hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm nay. Nguồn cơn sốt đất là vào ngày 19/2, UBND tỉnh Bình Phước đã có chuyến khảo sát thực địa tại Hớn Quản để có cơ sở đề xuất Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và Chính phủ giao lại sân bay quân sự Téc-níc để xây dựng sân bay lưỡng dụng.

Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, chỉ sau vài ngày, nhiều lô đất trồng cây lâu năm, đất rừng đã tăng giá 2-3 lần. Đầu tháng 3, một số lô đất mặt tiền đường nhựa ở xã An Khương đã tăng lên 400 triệu đồng dù giá vài ngày trước đó chỉ 100 triệu đồng. Đặc biệt, một số mảnh đất được cho là nằm gần cổng sân bay đã tăng giá từ 300-500 triệu đồng lên hàng tỷ đồng sau vài ngày sang tay qua lại. Rất nhiều người từ Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… đã đổ về đây để tìm mua đất.

nhiều ô tô và người dân

Quảng Trị

Ngày 23/3 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra văn bản về việc tăng cường công tác quản lý đất đai tại các khu vực quy hoạch công trình, dự án trên địa bàn. Thời gian gần đây, tỉnh Quảng Trị xuất hiện tình trạng mua, bán, nhận chuyển nhượng đất đai sai quy định, giá đất tại một số khu vực tăng đột biến, nguy cơ tạo ra các cơn sốt đất ảo, đặc biệt là các khu vực ven biển, khu vực quy hoạch sân bay, khu đô thị… Nhiều nhà đầu tư ngoại tỉnh đã xuất hiện tại đây. Theo khảo sát của PV Thanh niên, giá một số thửa đất tại Khu đô thị Bắc sông Hiếu (TP. Đông Hà) hồi cuối năm 2020 khoảng 7-8 triệu/m2 thì sau Tết Nguyên đán đã lên hơn 10 triệu/m2. Hay tại khu đô thị Nam Đông Hà (TP. Đông Hà), giá các lô đất cũng tăng từ 5 triệu/m2 lên 6-8 triệu/m2.

TP.HCM

Sở Nội vụ TP.HCM mới đây đã có tờ trình UBND thành phố về công tác chuẩn bị xây dựng đề án chuyển đổi một số huyện thành quận hoặc thành phố giai đoạn 2021-2030. Đó là các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè. Dù mới là bước chuẩn bị nhưng thông tin này đã nhanh chóng tạo nên sự biến động nhất định về giá đối với bất động sản tại đây.

Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhắc nhở và cảnh báo rằng đề án này chưa được phê duyệt và có lộ trình rõ ràng. Vấn đề này có thể tác động rất mạnh đến giá đất. Nếu làm không khéo sẽ bị lợi dụng để đẩy giá đất lên cao.