Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện tượng giá đất tăng xuất hiện tại nhiều địa phương, giá đất tăng tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Đến cuối Quý I/2021, chính quyền một số địa phương đã vào cuộc rất mạnh mẽ kiểm soát các hoạt động mua – bán trái quy định pháp luật
1. Bắc Giang: Thị trường BĐS bắt đầu chững lại
Tính đến hết Quý I/2021, Bắc Giang có tổng số hơn 50 Dự án đã, đang và chuẩn bị triển khai. Trong đó có 27 Dự án đã đủ điều kiện bán hàng. Tuy nhiên, sức nóng lại tập chung ở các dự án đang phát triển (chưa đủ điều kiện bán hàng) bởi khả năng sinh lời cao.
Đất ven khu công nghiệp sôi động, đặc biệt là tại TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên và Yên Dũng. Ỏ trong khu vực này, ven 4 Khu công nghiệp Vân Trung, Đình Trám, Song Khê Nội Hoàng, Quang Châu là điển nóng của thị trường, giá dao động 25-40tr/m2. Tăng khoảng 50-70% so với cuối năm 2020. Từ cuối tháng 3, với việc chính quyền bắt đầu siết chặt lại các hoạt động mua bán, thị trường bắt chững lại.
2. Hải Phòng: Giá nhà đất tăng 70% trong vòng 3 tháng
Khan hiếm Dự án và sản phẩm mới được triển khai trong giai đoạn này. Sản phẩm chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn. Lượng giao dịch căn hộ chậm. Tỉ lệ hấp thụ thấp, giá bán căn hộ không có biến động so với thời điểm cuối năm 2020. Các dòng sản phẩm thấp tầng có sự sôi động hơn, giá tăng khoảng 10%.
Tại các vùng ven thành phố, hoạt động mua bán đất trong dân diễn ra sôi động. Giá hiện tại dao động 8-15triệu đồng/m2. So với cuối năm 2020, giá trung bình tăng 60-70%.
3. Thanh Hóa: Giá BĐS tăng gấp 3 lần so với năm 2020
Sau Tết Nguyên Đán Tân Sửu, giá đất tại hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều tăng giá đột biến, đặc biệt là đất nền tại các khu vực lân cận TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn và các khu vực đang quy hoạch các dự án lớn. Từ đầu tháng 3 trở lại đây, giá đất nền tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hoá đã tăng với mức chóng mặt, trung bình khoảng 50 – 60% so với cuối năm 2020. Thậm chí, những lô đất tại khu vực xấu, hạ tầng kém, đất trong ngõ nhỏ xưa nay vốn không ai hỏi cũng bỗng dưng tăng giá, được nhiều người tìm mua.
Hiện giá đất tại các mặt bằng đô thị, ven biển Thanh Hóa đều dao động 12-15 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2, cao gấp 2-3 lần so với giá thị trường cùng kì năm trước, và cao gấp nhiều lần so với giá đất quy định của nhà nước.
4. Đà Nẵng: Nguy cơ vỡ bong bóng tại Nam Đà Nẵng
Thị trường bất động sản Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở đất nền phân lô. Trong đó khu vực Tây Bắc – Liên Chiểu, Hòa Xuân – Cẩm lệ, Phía Đông – Sơn Trà và Nam Đà Nẵng là những nơi thiên về loại hình này.
Cụ thể: Phân khu Tây Bắc – Liên Chiểu, các dự án BĐS phát triển dọc theo các tuyến đường lớn ven các Khu Công Nghiệp, hoặc dọc tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành. Đất nền phân lô được quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, tuy nhiên tỉ lệ lấp dân còn chậm và đặc thù khá xa trung tâm so với phần còn lại nên mặt bằng giá thấp hơn các phân khu khác.
Phân khu Nam Đà Nẵng, các dự án BĐS ở đây phát triển ven theo sông Cổ Cò và các khu du lịch, resort nghỉ dưỡng, bãi biển, khu vui chơi giải trí lớn như: Cocobay, sân golf,…Đất nền nhà phố hoặc biệt thự phân lô được quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng đồng bộ nhưng khớp nối còn chưa triệt để. Tỉ lệ lấp dân các dự án thấp. Do phát triển ven theo các khu du lịch hiện hữu nên tốc độ phát triển về giá rất cao nhưng cũng dễ tạo nên hiện tượng “vỡ bong bóng”. Do không được quy hoạch đồng bộ và quản lý lỏng lẻo nên là nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng pháp lý của thị trường Đà Nẵng.
Phân khu phía Đông – Sơn Trà, đây là nơi có vị trí đẹp nhất và giá trị lớn nhất của Đà Nẵng, với mật độ hạ tầng du lịch dày đặc, được xem là miếng bánh mầu mỡ đối với các nhà đầu tư. Tốc độ đô thị hóa và lấp dân cư nhanh, nên tốc độ phát triển cực mạnh. Hiện tại mức giá đang đạt được sự ổn định, biên độ giao động tương đối nhỏ và được xem như nơi trú tiền khá khá an toàn cho các nhà đầu tư.
Phân khu Hòa Xuân – Cẩm Lệ, đây là thị trường tiên phong và mang tính dẫn dắt cho khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam. Sản phẩm đặc trưng ở đây là đất nền phân lô với số lượng lớn. Hạ tầng hoàn thiện đồng bộ và khớp nối tốt. Vị trí đẹp gần trung tâm thành phố cộng với mức giá khá phù hợp nên tốc độ lấp dân cư lẫn tốc độ phát triển giá rất nhanh.
5. Nha Trang – Khánh Hòa: Nguồn cung bất động sản bị gián đoạn và hạn chế
Hiện nay các vướng mắt về pháp lý vẫn còn đang trong giai đoạn tháo gỡ, nguồn cung các dự án BĐS tại Khánh Hòa vẫn tiếp tục bị gián đoạn và hạn chế. Do vậy, trong ngắn hạn thị trường đất nền ven đô, ngoại thành vẫn là kênh đầu tư hiệu quả. Đặc biệt là những khu vực đã có quy hoạch, hạ tầng tốt hoặc có định hướng phát triển trong tương lai.
Căn hộ hạng cao cấp có giá từ 45-75 triệu đồng/m2 như: HUD 04 Nguyễn Thiện Thuật, Gold Coast…
Giá đất nền dự án, đất nền trong dân: Đất nền dự án hạng trung có giá từ 18-25 triệu đồng/m2 như: Nam Vĩnh Hải, Mỹ Gia…Đất nền hàng cao cấp có giá từ 40-60 triệu đồng/m2 như: VCN, Hà Quang…Đất nền ven đô 10km có giá từ 5-10 triệu đồng/m2
Biệt thự thuộc dự án BĐS có giá từ 40-60 triệu đồng/m2 như: VCN, Hà Quang, An Viên, Vĩnh Hòa…Nhà Phố, Shophouse có giá từ 70-100 tr/m2
Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang tạm thời trầm lắng không có giao dịch vì ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và việc điều chỉnh lại nguồn gốc đất của các dự án Condotel.
Dự kiến trong quý II/2021, Nha Trang sẽ có ba dự án nhà ở căn hộ quy mô lớn của Tập đoàn Hưng Thịnh tại khu đô thị An Viên, dự án The Aston Luxury Residence của Tập đoàn Danh Khôi và dự án Imperium Town Nha Trang của CTCP Đầu tư Xây dựng Đông Dương Nha Trang
6. Khu vực Tây Nguyên: Sốt cả đất rừng, đất lâm nghiệp
Hiện nay, Tây Nguyên là một trong những khu vực có tốc độ đầu tư phát triển hạ tầng mạnh. Nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường địa ốc như T&T Group, Him Lam, Văn Phú, Ecopark, Tân Hoàng Minh,… đã chọn Tây Nguyên làm điểm dừng chân.
Trong Quý I/2021, tại khu vực cũng xảy ra hiện tượng sốt đất. Hiện tượng người dân san lấp đất rừng, đất ruộng,… để bán trái quy định của pháp luật diễn ra tại nhiều nơi trên địa bàn. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến việc đầu tư phát triển các dự án và sức tiêu thụ từ các sản phẩm đủ điều kiện bán hàng.
7. Đồng Nai: Đất sào mẫu, đồng sở hữu, đất nền giá rẻ chiếm ưu thế
Phân khúc trọng điểm tập chung chủ yếu ở đất sào mẫu phân lô, đồng sở hữu, đất nền thứ cấp (mua đi bán lại lô đất nền của các dự án đã hoàn thành).
Những sản phẩm giá rẻ 300 – 800 triệu (đất sào mẫu, đồng sở hữu, đất nền giá rẻ) đang chiếm ưu thế, khi lãi suất ngân hàng giám quá nhiều tác động rất lớn tới những đối tượng gửi bank dưới 1 tỷ, họ buộc phải tìm kiếm các sản phẩm BĐS để đầu tư để giữ tài sản.
Do nhu cầu giá rẻ tăng cao nên một số khu vực vùng trũng như: Cẩm mỹ, Trảng bom, Thống nhất đang thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ kể cả các sản phẩm không được đẹp.
Giá bất động sản Đồng Nai trong khu vực Trung Tâm Biên Hòa giao động nhẹ 2-5% trong Quý I, các thị trường vùng trũng tăng rất mạnh từ 10% – 20% kể từ cuối năm 2020.
8. Cần Thơ: Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy là khu vực có thị trường BĐS sôi động nhất
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, một số nơi thuộc quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy giao dịch đất nền dự án cũng diễn ra khá sôi động. Tại một số dự án cụ thể như Khu dân cư Ngân Thuận (quận Bình Thủy), Khu dân cư Hồng Loan (khu 6A và 5C)… đã tăng giá từ 5-10% so với cuối năm 2020. Hầu hết các khu dân cư còn lại dù có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nhưng giao dịch vẫn hạn chế.
9. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang): Giá BĐS đang tăng nhẹ trở lại
Trong quý I tình hình BĐS Phú Quốc đã có nhiều biển chuyển tích cực. Các nhà đầu tư đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu tập trung vào tìm đất nền đô thị, sở hữu lầu dài, pháp lý rõ ràng và tiềm năng sinh lời cao.
Giá đất cũng đang tăng nhẹ 5-10% so với 2020; Giá đất nền khu trung tâm Phú Quốc hiện rơi vào khoảng từ 100 triệu đồng tới 400 triệu đồng/m2.
Khi lên thành phố, giới đầu tư đang dồn sự quan tâm sang phân khúc đô thị, các dự án đô trị đang chào bán rầm rộ như Meyhome Capital; Sun Grand City New An Thới; Sun Grand city Hillside Residence.