Vì sao ngay cả khi cơn sốt nhà đất gãy sóng cũng sẽ khó săn được bất động sản giảm giá mạnh, cắt lỗ sâu?

Vì sao ngay cả khi cơn sốt nhà đất gãy sóng cũng sẽ khó săn được bất động sản giảm giá mạnh, cắt lỗ sâu?

 

 

Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS, cơn sốt đất lần này có nhiều khác biệt. Chính vì thế, dù thị trường có hết sốt nhưng nhà đầu tư vẫn khó săn được hàng cắt lỗ, giảm giá sâu.

Nhìn lại thị trường BĐS trong vòng hơn 1 năm trở lại đây kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, chúng ta thấy rõ nét những quy luật bất thường trên thị trường. Nếu như đầu năm 2020, nhiều người mong chờ sẽ mua được hàng giảm giá, cắt lỗ sâu do tác động từ dịch Covid-19 nhưng thực tế đều rất khó tìm được hàng giảm giá trên thị trường. 

Ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, thị trường xuất hiện một số sản phẩm giảm giá là hàng thứ cấp do nhà đầu tư có tài chính yếu, còn lại nhìn chung cả thị trường giá sơ cấp vẫn cao. Phân khúc căn hộ chung cư vẫn tiếp tục tăng cao trong bối cảnh giao dịch giảm. Đặc biệt, ở phân khúc đất nền giá bị đẩy lên theo tháng và tạo thành cơn sốt khắp cả nước.

Nguyên nhân khiến bất động sản xảy ra sốt ngay cả khi nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19 là do lượng tiền rẻ trên thị trường dồi dào, trong khi đó sản xuất kinh doanh bị đình truệ, khiến nhiều người bắt đầu cho tiền vào đất như một kênh đầu tư an toàn. Cộng với việc đầu tư ngắn hạn thời gian vừa qua vào chứng khoán và vàng có lãi lớn nên nhiều nhà đầu tư nhanh chóng chốt lãi và găm giữ bằng đất.

Vậy câu hỏi đặt ra là nếu thị trường hết sốt liệu giá BĐS có giảm mạnh? Trao đổi với chúng tôi về cơn sốt đất, Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc Cấp cao JLL Việt Nam cho biết cơn sốt đất lần này có nhiều sự khác biệt do đó những quy luật của thị trường sẽ khó có thể lặp lại ở cơn sốt này.

“Ngay cả cơn sốt đất đi qua, giá trên thị trường cũng sẽ không giảm mạnh. Do nguồn tiền trên thị trường vẫn rất dồi dào nên sẽ khó có chuyện nhà đầu tư giảm giá cắt lỗ sâu. Vì thế, dù cơn sốt đi qua giao dịch giảm nhưng thị trường sẽ thiết lập mặt bằng giá mới”, bà Vân cho biết.

“Theo phân tích cá nhân, tôi vẫn nghĩ đâu đó thị trường bất động sản Việt Nam sẽ dần dần quay lại giai đoạn 2014 – 2017 nhiều hơn là giai đoạn 2006 – 2009. Tôi vẫn có niềm tin thị trường bất động sản Việt Nam giống một đứa trẻ, phải có những bước vấp ngã đầu tiên, học hỏi kinh nghiệm, tiếp tục đi dài hơn, và lại ngã, và sẽ tiếp tục hiểu cách đi thế nào để bước dài hơn nữa”, ông Quốc Anh Khẳng định.

Thị trường Việt Nam các chu kỳ sẽ càng ngày càng dài, với cách quản lý tốt hơn, người dân, nhà đầu tư khôn ngoan hơn, không chỉ nghe lời đồn nữa mà biết tìm kiếm thông tin, xác minh thông tin, phân tích, mọi thứ đều rõ ràng hơn… thì chặng đường chúng ta đi sẽ dài hơn rất nhiều”, ông Quốc Anh nói thêm.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến dù sốt đất có đi qua nhưng thị trường vẫn khó giảm giá sâu là bởi thị trường vẫn khan hiếm nguồn cung. Theo Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nhu cầu ở vẫn rất mạnh trên toàn thị trường nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án bất động sản, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, vẫn thiếu. Đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền.

Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư thời điểm hiện tại, các chuyên gia cảnh báo dù thị trường khó sập về giá nhưng các nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo khi quyết định đầu tư. Theo thông tin hạ tầng, có những nơi giá đất tăng dựa trên nhu cầu và tiềm năng, cũng có nơi giá tăng bị thổi lên với những tin đồn và có thể tác động tiêu cực tới thị trường. 

Chẳng hạn, ở các khu vực như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… đều là những địa phương có lợi thế phát triển bất động sản công nghiệp, nhiều khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, tạo ra hệ sinh thái, giá đất tăng là dựa trên nhu cầu thật. Còn với những khu vực có thông tin quy hoạch sân bay, trung tâm thương mại… giá đất tăng nóng, tăng liên tục trong một thời gian ngắn có thể xem là bị thổi, nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo.

 

Compare listings

So sánh